Trường THCS Giảng Võ – Lớp 8A9 (2011-2012)
============================================

Chào mừng Quý vị và Các bạn đến thăm lớp 7A9,

- Để viết bài và trả lời thảo luận, Các bạn cần phải vào Đăng nhập.

- Nếu chỉ cần xem thông tin thì bỏ qua phần Đăng nhập.

- Các thành viên lớp 7A9 chưa có Tên trong diễn đàn thì trước tiên cần phải vào mục Đăng ký, để có thể tham gia viết bài.

============================================

Join the forum, it's quick and easy

Trường THCS Giảng Võ – Lớp 8A9 (2011-2012)
============================================

Chào mừng Quý vị và Các bạn đến thăm lớp 7A9,

- Để viết bài và trả lời thảo luận, Các bạn cần phải vào Đăng nhập.

- Nếu chỉ cần xem thông tin thì bỏ qua phần Đăng nhập.

- Các thành viên lớp 7A9 chưa có Tên trong diễn đàn thì trước tiên cần phải vào mục Đăng ký, để có thể tham gia viết bài.

============================================
Trường THCS Giảng Võ – Lớp 8A9 (2011-2012)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Đầu máy xe lửa hiện đang sử dụng ở Việt Nam

Go down

Đầu máy xe lửa hiện đang sử dụng ở Việt Nam  Empty Đầu máy xe lửa hiện đang sử dụng ở Việt Nam

Bài gửi by edogawa_conan Sun Nov 27, 2011 3:54 pm

Trong loạt bài này,mình xin giới thiệu đến các bạn yêu thích ngành đường sắt những bài viết về ngành Đường sắt Việt Nam. Những tài liệu về ngành đường sắt do mình tự tìm hiểu và sưu tầm qua những chuyến đi thực tế,hình ảnh có thể sử dụng trên forum www.daumaytoaxe.com hoặc do mình thực tế chụp tại nơi ghi nhận. Trước hết mình xin giới thiệu về hê thống động lực của ngành đường sắt Việt Nam đang sử dụng,đó chính là những đầu máy đang ngày đêm kéo đoàn tàu "đi đến nơi về đến chốn".

Đầu máy xe lửa hiện đang sử dụng ở Việt Nam hầu hết là loại động cơ Diesel truyền động điện và Diesel truyền động thủy lực. Loại có công suất lớn nhất là đầu máy của Đức (ký hiệu D20E ) nhập về Việt Nam năm 2007 thuộc loại đầu máy hiện đại nhất Đông Nam Á với công suất động cơ thực tế là 2000 CV. Còn loại có công suất nhỏ nhất đó chính là đầu máy của Liên Xô cũ viện trợ đưa về Việt Nam vào những năm 1987 với công suất động cơ là 400 CV.

Đầu máy là một loại phương tiện giao thông đặc biệt,nó không thể tăng giảm tốc độ một cách đột ngột cũng như linh động như ô tô,xe máy,hơn nữa sức tải của nó rất lớn như phải kéo một đoàn tàu với số tấn cao. Vì thế,hầu hết trên thế giới đầu máy sử dụng động cơ diesel đều phải qua trung gian truyền động là loại truyền động điện hoặc truyền động thủy lực,rất ít loại truyền động cơ khí.

Với loại đầu máy diesel truyền động điện : một động cơ diesel sẽ lai một máy phát điện (loại AC hoặc DC ),máy phát điện này sẽ sinh ra môt dòng điện đưa xuống động cơ điện làm quay động cơ này (gọi là động cơ điện kéo). Động cơ điện kéo truyền chuyển động quay qua một bộ giảm tốc đến trục bánh xe làm quay trục bánh xe và đầu máy chuyển động được. Ưu điểm của loại đầu máy này là lức kéo khởi động lớn,vì ưu điểm của động cơ điện là có moment khởi động lớn. Nhược điểm ở chỗ do động cơ điện kéo được đặt dưới gầm đầu máy nên đầu máy loại này không thể hoạt động được trong điều kiện đường ray bị ngập do mưa lũ,thời tiết xấu gây chập điện. Ở Việt Nam loại đầu máy này được ký hiệu như sau :

_ Chữ D ở đầu tiên trong dãy ký hiệu :tức là loại đầu máy này sử dụng động cơ diesel.

_Một chữ số tiếp theo trong dãy nói lên công suất thực tế của động cơ diesel đó

_ Chữ E theo sau nói lên đầu máy này sử dụng hệ thống truyền động điện.

_ Các số theo sau (thường 3 chữ số ) là số hiệu đầu máy,chữ số đầu trong cụm số này nói lên số thứ tự loại đầu máy này được nhập về Việt Nam.

Việt Nam đang sử dụng các loại đầu máy diesel truyền động điện sau:

_ D9E-2XX : sản xuất tại Mỹ ,công suất động cơ 900 CV ( viết tắt bởi số 9 trong cụm từ D9E ), 2XX là số hiệu, có thể là 236 ,218,....

_ D10E- 2XX : đây là loại D9E đã được cải tạo tăng công suất động cơ lên 1000 CV.

_ D12E- 6XX : sản xuất tại Tiệp Khắc cũ, công suất động cơ 1200CV, là loại đầu máy diesel nhập về lần thứ 6 trong các lần ĐSVN nhập khẩu đầu máy về sử dụng.

_ D13E- 7XX : sản xuất tại Ấn Độ ,công suất động cơ 1300 CV,nhập về sau loại D12E,đương nhiên là thứ 7.

_ D18E- 6XX : sản xuất tại Bỉ, công suất 1800 CV ,nhập về cùng lúc với D12E.

_ D19E -9XX : sản xuất tại nhà máy xe lửa Tư Dương-Trung Quốc, công suất 1900CV.

_ D20E-0XX : sản xuất tại hãng Siemens- Đức,công suất 2000CV, nhập về sau loại D19E nên đánh số quay về số 0.

_ D8E -1011 và 1012 : là 2 đầu máy thuộc loại kéo-đẩy do Nhà máy xe lửa Gia Lâm lắp ráp với động cơ của hãng Catepillar -Mỹ chế tạo,công suất 800CV.



Ngoài ra còn một số đầu máy thuộc loại này nhưng chạy trên khổ đường 1.45 mét (đường lồng).



Với loại đầu máy Diesel truyền động thủy lực : 1 động cơ diesel sẽ truyền chuyển động quay đến hệ thống thủy lực (gồm bơm thủy lực,motor thủy lực ) rồi thông qua một hộp giảm tốc truyền động đến trục bánh xe làm đầu máy chuyển động được. Ưu điểm của loại đầu máy này là chạy được trong bất kỳ tình trạng ngập lụt nào trên tuyến đường sắt,dễ sửa chữa bảo quản,nhược điểm chỉ lắp trên động cơ có công suất nhỏ,tốc độ bị hạn chế.

Đường sắt Việt Nam đang sử dụng các loại đầu máy này :

_ D4H- 4XX : Liên Xô cũ sản xuất, công suất 400 CV (chữ H có nghĩa là Hydraulic-ý nói đầu máy này là truyền động thủy lực)

_ D5H- 5XX : Úc sản xuất,công suất 500CV

_ D10H-0XX : Trung Quốc sản xuất,công suất 1000CV.

_ D11H-3XX :Rumani sản xuất, động cơ 1100CV.



Các đầu máy được đưa về các đơn vị quản lý đó chính là các xí nghiệp đầu máy. Các xí nghiệp đầu máy : Hà Lào, Yên Viên , Hà Nội,Vinh,Đà Nẵng,Sài Gòn.

Đầu máy của xí nghiệp nào quản lý chỉ chạy trong khu đoạn mà xí nghiệp được giao khai thác.

Xí nghiệp đầu máy Yên Viên và Hà Lào chủ yếu quản lý các loại đầu máy D4H,D5H,D10H,D12E,D14Er (loại chạy trên khổ đường 1.45m) chạy trên các tuyến đường sắt phía tây bắc.

Xí nghiệp đầu máy Hà Nội được giao quản lý các loại máy D4H,D8E,D12E,D19E chạy trên các tuyến đường sắt phía bắc và khu đoạn từ Hà Nội đến Đồng Hới trên tuyến Bắc -Nam.

Xí nghiệp đầu máy Vinh quản lý các máy D4H,D18E,và một số D13E mới nhập về Việt Nam với chức năng tăng cường cho tuyến đường sắt Bắc -Nam khu đoạn Hà Nội- Đồng Hới.

Xí nghiệp đầu máy Đà Nẵng quản lý các máy D4H,D11H,D12E,D20E và một số D9E được đưa ra từ Xí nghiệp đầu máy Sài Gòn, quản lý khu đoạn từ Đồng Hới đến Diêu Trì,đương nhiên cả đội máy dùng làm nhiệm vụ đẩy trợ giúp các tàu khi qua đèo Hải Vân.

Xí nghiệp đầu máy Sài Gòn quản lý các máy D9E ,D10E,D13E (loại nhập về năm 1984 ),D19E, khai thác kéo tàu trên khu đoạn từ Sài Gòn đến Diêu Trì.

Như vậy một đoàn tàu khi đến khu đoạn nào thì sẽ được đầu máy của khu đoạn đó kéo ,gọi là thay máy.

Tạm kết. Phần sau giới thiệu từng loại đầu máy.
edogawa_conan
edogawa_conan
Thành viên RẤT TÍCH CỰC
Thành viên RẤT TÍCH CỰC

Tổng số bài gửi : 127
Join date : 10/10/2009
Age : 25
Đến từ : ha noi

http://daumaytoaxe.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết