Trường THCS Giảng Võ – Lớp 8A9 (2011-2012)
============================================

Chào mừng Quý vị và Các bạn đến thăm lớp 7A9,

- Để viết bài và trả lời thảo luận, Các bạn cần phải vào Đăng nhập.

- Nếu chỉ cần xem thông tin thì bỏ qua phần Đăng nhập.

- Các thành viên lớp 7A9 chưa có Tên trong diễn đàn thì trước tiên cần phải vào mục Đăng ký, để có thể tham gia viết bài.

============================================

Join the forum, it's quick and easy

Trường THCS Giảng Võ – Lớp 8A9 (2011-2012)
============================================

Chào mừng Quý vị và Các bạn đến thăm lớp 7A9,

- Để viết bài và trả lời thảo luận, Các bạn cần phải vào Đăng nhập.

- Nếu chỉ cần xem thông tin thì bỏ qua phần Đăng nhập.

- Các thành viên lớp 7A9 chưa có Tên trong diễn đàn thì trước tiên cần phải vào mục Đăng ký, để có thể tham gia viết bài.

============================================
Trường THCS Giảng Võ – Lớp 8A9 (2011-2012)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Lái xe buýt - “căng như dây đàn”

Go down

Lái xe buýt - “căng như dây đàn” Empty Lái xe buýt - “căng như dây đàn”

Bài gửi by edogawa_conan Sat Sep 25, 2010 4:39 pm

Giờ hoạt động của xe buýt bắt đầu từ 5h sáng đến 9h tối. Điều này cũng có nghĩa là lái xe buýt sẽ phải bắt đầu ngày làm việc của mình từ khoảng 4 rưỡi sáng và chỉ kết thúc công việc không trước 10h tối. Tất nhiên, thông thường, khoảng thời gian này sẽ được chia làm 2 ca và bình quân mỗi ca sẽ kéo dài 8 tiếng.

Nếu cộng cả thời gian lấy xe, đưa xe đến một trong hai đầu bến lấy khách và trả xe về nơi tập kết, một ngày làm việc của lái xe buýt có thể kéo dài tới hơn 9 tiếng. Theo biểu đồ vận hành, giữa mỗi ca, lái xe buýt thường có khoảng 5 - 10 phút để nghỉ ngơi, thư giãn. Lý thuyết là thế song thực tế lại không phải vậy. Tình trạng ùn tắc thường xuyên xảy ra tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM đã “hô biến” thời gian nghỉ ngơi giữa 2 lượt chạy xe của các lái xe.

Anh Ngọc Anh, lái xe buýt chạy tuyến Lương Yên - Cầu Giấy cho biết, đường đông thì không còn thời gian để uống nước, hút thuốc chứ nói gì là ăn ca. Và để nghỉ ngơi giữa 2 lượt xe, rất nhiều lái xe buýt đã “tăng tốc, về đích” nhằm bù lại khoảng thời gian bị lấy mất bởi tắc đường. Tai nạn cũng từ đây mà phát sinh.

Cụm từ “xe buýt phóng nhanh vượt ẩu” cũng từ đây mà ra đời. Đây cũng là nguyên nhân lý giải cho việc vì sao lái xe buýt dù không bị phạt khi về chậm, thậm chí còn bị phạt nếu về sớm so với quy định lại vẫn phóng nhanh vượt ẩu.

Ngoài việc phải tính toán, cân đối sao cho đảm bảo lộ trình, thời gian, như trên đã nói, đầu óc của lái xe buýt luôn “căng như dây đàn” để xử lý những tình huống xảy ra trên đường. “Với hệ thống giao thông rối như tơ vò hiện nay, đi xe máy cũng khó chứ chả nói gì xe buýt” - một lái xe bức xúc.

Cũng theo lái xe này, để đảm bảo an toàn giao thông, nhà nước quy định lái xe khách đường dài không được chạy quá 4 tiếng song lái xe buýt thì lại chạy liền 8, 9 tiếng. “Chạy đường dài chắc gì đã căng thẳng bằng chạy nội đô” - anh này bức xúc.

Xin được nhắc lại rằng, khi viết bài này, người viết hoàn toàn không có tham vọng “nói đỡ” hay “giải oan” cho xe buýt bởi sau những vụ tai nạn, một phần lỗi không nhỏ vẫn thuộc về những người lái xe. Tuy nhiên, để xe buýt an toàn hơn, rất cần hơn nữa trách nhiệm của các lực lượng chức năng trong cải thiện hạ tầng, quản lý lộ trình, luồng tuyến, chế độ, giờ giấc làm việc cho lái xe buýt.

Và đương nhiên, xe buýt vẫn sẽ mãi là “hung thần đường phố” nếu những người tham gia giao thông khác chỉ biết kêu ca mà thiếu ý thức và không chịu nhường đường cho loại hình vận tải công cộng đặc biệt quan trọng này.
edogawa_conan
edogawa_conan
Thành viên RẤT TÍCH CỰC
Thành viên RẤT TÍCH CỰC

Tổng số bài gửi : 127
Join date : 10/10/2009
Age : 25
Đến từ : ha noi

http://daumaytoaxe.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết